Link là gì hay đường link là gì? Vì sao Link đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Có bao nhiêu loại link chức năng và sức mạnh của nó như thế nào? Sử dụng nó ra sao để đạt được mục đích tốt nhất? Đó là 1 trong những câu hỏi mà các SEOer mới thường hay nhắc đến. Hôm nay hãy cùng Telsky tìm hiểu kỹ tất tần tật xem link là gì? Qua bài viết dưới đây nhé
Link là gì?
Link còn gọi là đường liên kết được biết đến với tên tiếng anh là hyperlink ( siêu liên kết). Hiểu đơn giản hơn thì link là liên kết từ trang này đến trang kia, có thể là liên kết những trang trong cùng 1 website với nhau ( Internal Link, hoặc dẫn người dùng ra 1 website khác ( External Link ).
Link được nhìn thấy ở nhiều định dạng như text, hình ảnh, hoặc một đối tượng thông tin nào đó với nhiệm vụ điều hướng người dùng đi đến nơi mà nó muốn. Ở dưới con mắt của người dùng chúng ta có thể phân tích được rằng link được cấu tạo bởi 2 phần đó là phần Link và phần tử chứa đường link (Anchor text).
Ví dụ: bạn muốn tìm hiểu “Link là gì” thì sẽ được dẫn đến trang ” seowebtopgiare.com ” đây được gọi là Link và chữ ” Link là gì ” được gọi là Anchor text. Vậy có bao nhiêu loại link. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu vấn đề này nhé
Phân loại các loại Link thường gặp
Đối với các bạn dân lập trình thì chỉ có một loại link duy nhất, nó được tồn tại dưới cái tên thẻ <a> và cấu trúc của một link cơ bản như sau: <a href=”đường dẫn liên kết”>Anchor text</a>. Thẻ <a> đơn giản nó chỉ có vậy, chức năng của nó là đưa người dùng đến một địa chỉ khác ngoài nơi mà họ đang đọc nó, đó là cái nhìn của một người lập trình viên.
Tuy nhiên, có nhiều loại Link hơn thế, tùy theo mục đích sử dụng mà ta có thể chia ra làm nhiều nhóm như sau:
Dựa trên hướng liên kết
Inbound link: Đối với các SEOer thì hiểu đơn giản đây Backlink dịch ra ra liên kết trả về. Được sử dụng nhằm mục đích đó chính là đặt link ở các website khác để đưa về website chính.
Outbound link: Viết tắt là Outlink nghĩa là liên kết ngoài. Khác với Backlink, Outlink được dùng để liên kết từ website chính sang những website khác ngoài nội bộ.
2 loại Link này hay được các SEOer sử dụng trong SEO Offpage
Dựa trên tính nội bộ website
Internal Link: Nói dễ hiểu chính là liên kết nội bộ. Với mục đích liên kết giúp đưa người đọc đến một website nào đó nhưng chỉ giới hạn trong nội bộ website đó mà thôi.
External Link: Trái ngược với Internal Link, External Link được hiểu là liên kết bên ngoài. Với mục đích liên kết giúp đưa người đọc đến một website khác không nằm trong phạm vi nội bộ của website trước.
Internal và External Link được sử dụng trong SEO Onpage
Dựa trên khả năng liên kết nội dung
Inline link: Inline link là một liên kết mà người dùn liên kết được lưu trữ trên trang website nào đó. Chủ yếu và phổ cập nhất sử dụng là hình ảnh, các đoạn mã.
Anchor Text: Anchor text là một liên kết được cấu tạo bằng một dạng bài viết kết hợp với một liên kết nào đó nhằm giúp liên kết link một cách tự nhiên nhất có thể. Anchor text được coi là một tập hợp con của link nằm trong bài viết.
Lợi ích của Link mang lại cho website
Link là một yếu tố được xem là quan trọng hàng đầu trong việc quyết định đến website đó có được đứng ở một vị trí cao trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm hay không. Vậy nên lợi ích mà Link mang lại cho website là không phải bàn cãi:
Liên kết các nội dung
Một bài viết trên một trang web thường chỉ hướng đến một chủ đề cụ thể để cung cấp một thông tin dành cho người đọc. Để giải thích những vấn đề phức tạp hoặc cung cấp thêm thông tin, bạn sẽ cần chèn những đường Link vào trang web của mình. Với những link có liên quan, nội dung trên website của bạn sẽ được liên kết với nhau, tạo nên sự thống nhất và thu hút khách hàng tốt hơn.
Bên cạnh đó, những liên kết có liên quan trong các bài viết sẽ tạo nên sự liên kết của toàn bộ website. Từ đó, dữ liệu sẽ được bộ máy tìm kiếm của Google thu thập dễ dàng hơn, đưa ra những đề xuất hiệu quả cho người dùng khi truy cập vào website của bạn.
Tối ưu trải nghiệm người dùng
Khi người dùng truy cập vào một bài viết hay một trang nào đó trên website của bạn có nghĩa là họ đang tìm kiếm những thông tin nào đó mà bạn đang cung cấp. Do đó, những thông tin có liên quan tới chủ đề đó cũng sẽ thu hút sự tìm hiểu tiếp tục. Chính nhờ vậy mà những đường Link đến nội dung có liên quan sẽ góp phần tăng trải nghiệm khách hàng trên website của bạn.
Thay vì lên trang tìm kiếm của Google tìm kiếm những thuật ngữ hay những nội dung có liên quan, người dùng sẽ hài lòng hơn khi chỉ cần click chuột vào những đường link được chèn vào bài viết. Do đó, việc gắn link vào các thuật ngữ phức tạp hay các nội dung cần giải thích cho người đọc là một điều vô cùng cần thiết để tăng trải nghiệm của người dùng trên website.
Tăng thời gian truy cập vào website
Time on site là một mục tiêu vô cùng quan trọng được doanh nghiệp hướng đến khi tối ưu SEO cho website. Thời gian truy cập trên website của người dùng càng lâu giúp doanh nghiệp tiếp cận và cung cấp nhiều hơn về thương hiệu hay sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng cho mình.
Chính vì vậy, việc chèn những đường link hữu ích sẽ góp phần không nhỏ thu hút sự quan tâm của người dùng, giúp tăng thời gian truy cập trên website của bạn.
Hơn nữa, time on site càng cao đồng nghĩa với tỷ lệ thoát trang của giảm. Đó chính là một trong những yếu tố giúp Google đánh giá cao chất lượng một website. Một website được đánh giá là chất lượng sẽ giúp tăng khả năng xuất hiện ở các vị trí cao hơn ở trang kết quả tìm kiếm, trực tiếp giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt hơn.
Tăng độ uy tín cho thương hiệu
Những đường link còn có tác dụng tăng độ uy tín đối với khách hàng lẫn bộ máy tìm kiếm Google. Đầu tiên, những liên kết đến trang web chất lượng lẫn được trỏ về từ các site uy tín sẽ giúp người dùng biết đến website của bạn nhiều hơn. Càng được nhiều người biết sẽ càng giúp bạn mở rộng được thị trường của mình, tăng độ uy tín cho thương hiệu.