Media là gì? Media là một thuật ngữ chuyên ngành phổ biến trong lĩnh vực marketing. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về khái niệm này, nhất là các bạn trẻ mới chập chững vào nghề. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng TELSKY tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này nhé!
Media hay truyền thông là một thuật ngữ nhằm biểu thị chung cho các kênh giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng của họ như: báo, tạp chí, truyền hình, tờ rơi, biển quảng cáo, internet,…
Các kênh này sẽ đóng vai trò như một phương thức hỗ trợ cho nhãn hàng hoặc doanh nghiệp trong việc truyền tải nhiều thông điệp quan trọng đến một hoặc một số nhóm đối tượng khách hàng nhất định.
Bên cạnh chức năng truyền tải thông tin, media còn được biết đến là công cụ giúp doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu và cung cấp thông tin người dùng cực kỳ chuẩn xác.
Thông thường, media sẽ kết hợp với các công ty, phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, in ấn, báo chí,…) để phát huy tối đa vai trò của mình trong hoạt động truyền thông của doanh nghiệp.
Giờ đây, câu hỏi media là gì có thể được trả lời một cách đơn giản đó là một phương tiện giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp sản phẩm và thu hút, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.
Một người làm truyền thông giỏi không chỉ cần biết media là gì mà còn phải nắm rõ các hình thức phổ biến của Media hiện nay. Trên thực tế, Media được phân loại thành 4 nhóm chủ yếu sau:
Owned media là gì? Đây là một hình thức truyền thông mà các doanh nghiệp sẽ tận dụng các kênh có sẵn và thuộc quyền quản lý của mình như: website, fanpage, landing page, blog,… để phát triển thương hiệu.
Tại các nền tảng này, doanh nghiệp có thể chủ động chỉnh sửa, thay đổi và tạo lập các thông tin nhằm hướng đến những tệp khách hàng tiềm năng.
Hiện nay, hình thức này khá được ưa chuộng bởi sự an toàn, tối ưu chi phí và linh động trong cách thực hiện. Tuy nhiên, chúng cũng đòi hỏi nhiều kỹ thuật nâng cao hơn để kênh phát triển lâu dài và đạt hiệu quả.
Đúng như tên gọi, ở hình thức Paid Media này doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định cho các hoạt động truyền thông của mình.
Lúc này doanh nghiệp không còn tự mình truyền tải thông điệp mà thay vào đó sẽ thuê ngoài một bên thứ ba (Social Ads, PR, KOLs, Influencer,…) để thực hiện nhiệm vụ này.
So với Owned Media, hình thức này sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn khi doanh nghiệp gia tăng được độ nhận diện thương hiệu và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu.
Tuy vậy, phương thức này cũng dễ đem lại khó khăn trong việc kiểm soát tiến độ và cách thức thực hiện của bên thứ ba, chi phí cho những hoạt động này cũng là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp.
Một hình thức cũng khá “quen mặt” và phổ biến khi tìm hiểu về media là gì đó là Earned Media hay truyền thông lan truyền. Chúng gợi nhắc về độ viral và lan tỏa mạnh mẽ của một thông điệp thành công.
Theo đó, công chúng và khách hàng sẽ đóng vai trò chính trong việc truyền tải thông điệp thương hiệu đi xa hơn thông qua các hình thức như: Đánh giá, review, WOM, thảo luận, tranh luận,…
Khá giống với Paid Media, doanh nghiệp cũng không phải sử dụng nguồn lực tự có mà sẽ nhờ vào sự hiệu quả truyền thông của bộ phận đại chúng.
Truyền thông lan truyền là hình thức Media mang tính khách quan cao, doanh nghiệp sẽ được nhìn nhận đa chiều và thực tế từ góc nhìn của nhiều người và nhờ vậy nhận được nhiều sự tin tưởng của khách hàng.
Ở khía cạnh ngược lại, các thông tin được lan truyền thường khó kiểm soát về độ chính xác cũng như tính tích cực, do vậy doanh nghiệp cũng gặp hạn chế khi đo lường hiệu quả của phương thức này.
Shared Media hiện nay được biết đến với 2 hình thức truyền thông phổ biến nhất là Social Media và Word of Mouth.
Với Social Media, doanh nghiệp sẽ phát triển thương hiệu qua các trang mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Instagram, Youtube,… bằng những bài post, video, hình ảnh thu hút và hấp dẫn.
Còn Word of Mouth là hình thức truyền miệng (giữa các khách hàng với nhau) tương đối giống với Earned Media đã giới thiệu ở trên. Đây cũng là một khái niệm thường gặp khi tìm hiểu về media là gì.
Truyền thông qua các kênh Social được xem là xu hướng nổi bật trong thời đại công nghệ số hiện nay vì nhiều ưu điểm: Lượng khách hàng lớn và tiềm năng, phương thức truyền thông đa dạng linh hoạt,…
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao ở các kênh Social Media, doanh nghiệp cần tuân thủ và nắm bắt nhiều quy tắc và “luật chơi” phức tạp của chúng.
Hiện nay, media là gì không còn là câu hỏi quá khó với nhiều người bởi sự phát triển và độ phủ sóng rộng rãi của các kênh truyền thông trong mọi mặt cuộc sống.
Dưới đây là 3 kênh Media được xem là phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay:
Blog
Nơi doanh nghiệp tạo ra và mang đến cho người dùng nhiều thông tin hữu ích với nội dung dạng chữ và hình ảnh. Câu hỏi media là gì cũng là chủ đề được nhiều doanh nghiệp chia sẻ trên trang blog của mình.
Hiện nay, blog thường được tích hợp chung với website của doanh nghiệp để vừa mang tính chia sẻ, cung cấp thông tin và vừa đóng vai trò truyền thông cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Khách hàng có thể hiểu hơn về câu chuyện thương hiệu, những nét đặc biệt của doanh nghiệp cũng như các sản phẩm nổi bật mà doanh nghiệp đang cung cấp. Đây cũng là kênh tương tác khá hiệu quả giữa doanh nghiệp và người dùng hiện nay.
Báo chí online
Trong kỷ nguyên số hóa đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc tận dụng báo chí trực tuyến cũng là một xu hướng tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần học hỏi và thực thi.
Giờ đây, báo chí online không chỉ là công cụ cung cấp các thông tin, giải đáp thắc mắc về các câu hỏi như “media là gì?” mà còn là nơi doanh nghiệp tận dụng để quảng bá thương hiệu, gia tăng độ nhận diện đến nhiều tệp khách hàng trong xã hội.
Tính đến thời điểm hiện tại, các kênh Social Media vẫn là hình thức truyền thông marketing mang lại hiệu quả cao nhất cho các doanh nghiệp.
Sự truyền tải, tính tương tác, tốc độ chuyển đổi thông tin,… đều là những yếu tố tuyệt vời mà bất kỳ thương hiệu nào cũng đều nhận được khi sử dụng các kênh Social này.
Hơn hết, các trang mạng xã hội cũng đem đến sự viral và hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng đối với nhiều doanh nghiệp.
Media là gì và tầm quan trọng của media là gì luôn là 2 câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của rất nhiều người làm truyền thông marketing hiện nay.
Một số vai trò quan trọng và phổ biến nhất của Media có thể kể đến:
- Là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng để cùng hướng đến các mục tiêu chung.
- Truyền tải một cách cụ thể và rõ ràng các thông điệp, lợi ích mà doanh nghiệp sẽ mang đến cho đối tượng khách hàng của mình.
- Là phương tiện gia tăng sự cạnh tranh của một doanh nghiệp so với đối thủ nào đó trên thị trường.
- Là công cụ quảng bá trực tiếp giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và ổn định, gia tăng doanh thu và lợi nhuận từ các hoạt động truyền thông marketing.
- Đóng vai trò tạo nên thương hiệu và danh tiếng cho doanh nghiệp, gây dựng lòng tin và sự tín nhiệm cao trong lòng khách hàng.
- Thu hút nhiều tệp khách hàng quan trọng đặc biệt là nhóm khách hàng tiềm năng.
Media là lĩnh vực khá rộng lớn, do đó cơ hội nghề nghiệp của chúng cũng “muôn hình vạn trạng” không kém.
Câu hỏi công việc của media là gì hay làm media là làm gì cũng theo đó mà phân chia ra thành nhiều nghề khác nhau.
Nhìn chung, các công việc trong lĩnh vực media sẽ dựa trên 3 nhân tố chính trong quá trình làm media đó là Client, Publisher và Media Agency:
Client
Là khách hàng của Agency, có nhu cầu truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng bằng cách hình thức media khác nhau.
Tại mô hình này, công việc của những người làm Media thường không được phân chia cụ thể mà sẽ tùy thuộc vào quy mô của công ty hoặc ngân sách thực hiện dự án.
Các chức danh thường thấy sẽ là: Chuyên viên Facebook Ads, chuyên viên quan hệ báo chí,…
Publisher
Là bên sở hữu và quản lý chính thức các kênh media. Mô hình này thường là các đài truyền hình, đài phát thanh hay ad-network,…
Theo đó, các đầu việc của người làm Media tại đây thường sẽ phụ trách sale, bán khóa quảng cáo, bán account,…
Các vị trí này thường đòi hỏi nền tảng vững chắc và nhiều kỹ năng cần thiết để có thể chốt sale thành công với các bên Media Agency.
Tại các Media Agency, công việc của media là gì sẽ được thể hiện cụ thể và rõ ràng qua 2 vị trí:
- Media planner: Thường phụ trách research, tạo lập kế hoạch truyền thông, chọn kênh media,… dựa trên số liệu khách hàng cung cấp để đạt lượng KPI đặt ra.
- Media execution: Tiến hành hiện thực hóa các plan đã được thành lập và phê duyệt trước đó. Vị trí này thường sẽ đảm nhiệm các hoạt động như: Đặt quảng cáo trên các kênh truyền hình, tờ rơi, bảng quảng cáo; tối ưu các kênh social media; chạy quảng cáo,…
Nhìn chung ở hai vị trí này, bên cạnh việc nắm bắt rõ khái niệm media là gì, các marketer tại agency cần có tính tỉ mỉ, cẩn thận cũng như kiến thức nền tảng vững chắc để đáp ứng tốt các yêu cầu của Client.
Lời kết
Có thể nói media là lĩnh vực không mới nhưng luôn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị, chúng ngày càng phát triển và đã dần trở thành một công cụ đắc lực của marketing hiện đại ngày nay. Qua bài viết trên đây của TELSKY, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm media là gì và biết thêm các kênh Media hiệu quả nhất hiện nay để áp dụng vào các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp.